Bạn đang muốn tìm hiểu các thông tin về an toàn trong xây dựng cũng như bảo đảm an toàn lao động trong xây dựng mới nhất 2022? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Win Design để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!
Công trình xây dựng là gì? An toàn trong thi công xây dựng công trình là gì?
Công trình xây dựng được hiểu là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt vào công trình. Công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần bên dưới mặt đất, phần bên trên mặt đất hoặc phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Theo quy định của chính phủ thì an toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng chống các tác động của những yếu tố nguy hiểm, những yếu tố có hại nhằm đảm bảo không gây thương tật hay tử vong và không làm suy giảm sức khỏe đối với con người, đồng thời còn ngăn ngừa xảy ra các sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Cần đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng
Trình tự các bước thực hiện đánh giá an toàn trong xây dựng công trình
Chính phủ quy định về trình tự thực hiện đánh giá an toàn trong thi công xây dựng công trình theo các bước như sau:
- Lập và phê duyệt đề cương đánh giá độ an toàn.
- Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn của công trình xây dựng.
- Lập báo cáo kết quả đánh giá độ an toàn công trình xây dựng.
- Gửi báo cáo đến cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn xây dựng công trình.
Xem ngay: 6 tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng mà bạn cần biết
Nội dung của đánh giá an toàn công trình xây dựng
Nội dung đánh giá an toàn công trình bao gồm những ý sau:
- Kiểm tra và đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
- Kiểm tra và đánh giá các điều kiện đảm bảo quá trình vận hành, khai thác công trình một cách bình thường, bao gồm mức độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói bụi trong môi trường và các chất có nguy cơ gây hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; kết quả kiểm định các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cần có trách nhiệm:
- Ban hành các quy chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá an toàn trong thi công xây dựng công trình.
- Công bố các tổ chức kiểm định đủ điều kiện năng lực để thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng chuyên ngành.
- Quy định danh mục các công trình phải được cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn xây dựng công trình.
Nội dung của đánh giá an toàn công trình xây dựng
Quy định về trách nhiệm quản lý an toàn trong xây dựng công trình
Trách nhiệm quản lý an toàn trong xây dựng công trình của chủ đầu tư
Thực hiện theo quy định về trách nhiệm quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại Thông tư 04/2017/TT-BXD thì trách nhiệm của chủ đầu tư là:
- Chấp thuận kế hoạch theo hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng do nhà chủ thầu lập.
- Tổ chức kiểm tra và giám sát các công tác an toàn trong xây dựng do nhà thầu thi công thực hiện.
- Phân công và thông báo nhiệm vụ của người có năng lực theo dõi, giám sát thực hiện các quy định định và biện pháp an toàn xây dựng của nhà thầu. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố có thể gây ảnh hưởng, làm mất an toàn và làm vi phạm quy định an toàn lao động trong xây dựng.
- Phối hợp với nhà thầu thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Chỉ đạo phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng để xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố gây mất an toàn lao động; cần phải khai báo sự cố gây mất an toàn lao động và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, điều tra sự cố về máy móc thiết bị hay vật tư.
- Chủ đầu tư có thể chuyển giao một hoặc một số trách nhiệm bằng hợp đồng nếu thuê nhà thầu tư vấn quản lý và nhà thầu giám sát thi công.
Chủ đầu tư có thể chuyển giao một số trách nhiệm quản lý an toàn lao động khi xây dựng công trình trong trường hợp nếu chủ đầu tư và nhà thầu ký hợp đồng tổng thầu. Khi đó thì trách nhiệm quản lý an toàn lao động sẽ thực hiện theo:
- Chủ đầu tư được phép giao quyền cho tổng thầu một hoặc một số trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong công trường xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng, đồng thời vẫn thực hiện một số công tác quản lý an toàn lao động.
- Tổng thầu thì thực hiện quản lý công tác an toàn lao động theo như đã thỏa thuận với chủ đầu tư.
Xem ngay: Báo giá thiết kế nội thất từng hạng mục tại Win Design
Trách nhiệm quản lý an toàn công trình xây dựng của nhà thầu
Trách nhiệm quản lý an toàn công trình xây dựng của nhà thầu được quy định như sau:
- Làm đề xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc thiết bị và tài sản của công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề kế tiếp; các loại máy móc thiết bị và vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
- Thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động đủ các tiêu chuẩn theo quy định của chính phủ bao gồm số lượng người quản lý và tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động.
- Kiểm tra các công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình.
- Tổ chức thiết lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù và có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong quá trình xây dựng công trình.
- Dừng thi công xây dựng khi phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, nguy cơ xảy ra sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
- Khắc phục hậu quả do tai nạn lao động và sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.
Nhà thầu cần đảm bảo an toàn trong khi xây dựng công trình
Trách nhiệm bộ phận quản lý an toàn lao động trong xây dựng của nhà thầu
Quy định về trách nhiệm của kỹ sư giám sát và quản lý an toàn lao động của nhà thầu như sau:
- Triển khai thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình mà đã được chủ đầu tư chấp thuận.
- Tổ chức hướng dẫn cho người lao động nhận biết mối nguy hiểm, yếu tố mất an toàn và các biện pháp an toàn trong lao động xây dựng công trình.
- Yêu cầu người lao động sử dụng đúng các thiết bị an toàn lao động và kiểm tra giám sát việc thực hiện biện pháp an toàn lao động, đồng thời phải quản lý số lượng người lao động trên công trường.
- Nếu có phát hiện hành vi vi phạm về các quy định quản lý an toàn lao động thì cần xử lý theo quy định nội bộ của nhà thầu.
- Quyết định tạm dừng thi công nếu có nguy cơ xảy ra sự cố gây mất an toàn xây dựng
- Đình chỉ những người lao động không tuân thủ các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ và phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng.
- Chủ động tham gia ứng cứu và khắc phục tai nạn lao động; tham gia ứng cứu khẩn cấp khi có yêu cầu của chủ đầu tư hoặc người sử dụng lao động hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem ngay: Lưu ngay 8 lưu ý khi thiết kế nội thất bạn cần phải biết
Bộ phận quản lý an toàn lao động cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm
Trách nhiệm của những người lao động trên công trường xây dựng
- Chấp hành đúng theo quy định về an toàn lao động trên công trình xây dựng của chính phủ.
- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp và các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc và nhiệm vụ được giao.
- Bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy móc và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi thấy tai nạn lao động xảy ra.
- Chủ động tham gia ứng cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc lệnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Từ chối thực hiện các công việc khi thấy không được đảm bảo an toàn lao động hoặc khi thấy nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện và thiết bị an toàn lao động cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn và vệ sinh lao động.
Xem ngay: Tổng hợp các phong cách nội thất hiện nay được yêu thích nhất
Người lao động cần đảm bảo đủ đồ bảo hộ lao động
Trên đây là những thông tin về quy trình an toàn trong xây dựng, quy định đánh giá an toàn và các nội dung an toàn xây dựng được Win Design tổng hợp. Nếu bạn muốn tìm địa chỉ cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công xây dựng công trình đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động thì đừng bỏ qua Win Design nhé!
Xem ngay: [Giải đáp] Công trình xây dựng là gì? Công trình xây dựng được phân loại như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Win Design
Địa chỉ: Lầu 17-11, Tòa nhà Vincom Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0962.039.758
Gmail: kientrucnoithatwindesign@gmail.com
Website: windesign.com.vn